Chinh sách Condotel Grand World Phú Quốc về đầu tư du lịch nghỉ dưỡng


Thi công đổ bê tông lót móng bảo vệ mọi công trình

Bất kể công trình dù lớn hay nhỏ thì phần móng luôn đóng vai trò cực kỳ quan trọng, quyết định sự bền vững của ngôi nhà. Nhưng để có được kết cấu móng vững chắc, người ta thường sẽ đổ bê tông lót móng bên dưới. Vậy lớp lót ấy là gì và có công dụng như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Thuở xa xưa, con người đã rất coi trọng việc thiết kế, xây dựng móng nhà từ việc phối trộn các nguyên vật liệu lại với nhau tạo thành hợp chất kết dính bền chặt, là bệ đỡ vô cùng quan trọng cho cả một ngôi nhà. Để có được kết cấu móng đảm bảo kỹ thuật cần có rất nhiều công đoạn và biện pháp thực hiện.

Chính vì vậy nên chú trọng thi công móng cẩn thận và tỉ mỉ. Để làm sạch đáy móng, ngăn cản sự mất nước xi măng của móng thì chúng ta nên đổ một lớp bê tông lót móng trước khi đổ móng. Khi làm như vậy chúng ta sẽ có một kết cấu móng bằng, chắc và công trình sẽ không bị sụt lún.

bê tông lót móng

Lớp bê tông lót là gì?

Lớp bê tông lót là lớp bê tông dùng để lót dưới lớp bê tông móng, giằng móng hoặc các cấu kiện tiếp xúc với đất nhằm hạn chế mất nước cho bê tông lớp trên và tạo sự bằng phẳng cho đáy móng, đà giằng.

Tác dụng của bê tông lót móng?

Mục đích lớp bê tông lót gồm các tác dụng như sau:

  • Làm bằng phẳng để thi công.
  • Chống mất nước xi măng của lớp bê tông trên.
  • Giúp đất đai không bị biến dại do tác động bên ngoài.
  • Chống các xâm hại bên ngoài để bảo vệ lớp bê tông móng.

Hầu như công trình nào khi thi công, người ta sẽ làm một lớp móng trước khi đổ giằng móng. Việc làm này sẽ hạn chế sự mất nước của bê tông lớp trên và giúp tạo nên sự bằng phẳng cho đáy móng. Vì thế, người ta gọi là bê tông lót nền.

Tác dụng của lớp bê lót bê tông này không chỉ dừng lại ở việc chống thất thoát nước mà còn hạn chế những tác động gây hại của yếu tố bên ngoài khiến móng không ổn định. Có thể thấy được lớp lót nền này có vai trò vô cùng cần thiết và quan trọng trong quá trình thi công đổ móng.

Tác dụng của bê tông lót móng?

Thành phần bê tông lót là gì?

Thành phần của bê tông lót gồm cát, đá, vữa xi măng. Đá có thể là đá 4×6 hoặc đá 1×2, thông thường người ta dùng đá 4×6 làm lót bê tông lót. Nhiều người cho rằng nên dùng đá 1×2 vì dễ trộn bằng máy, ít tạo lỗ rỗng tuy nhiên còn tùy thuộc vào quan điểm của mỗi người.

Theo nhiều chuyên gia đánh giá, đối với các công trình xây dựng công nghiệp không nên sử dụng lớp bê tông dùng đá 4×6 để tăng độ cứng và hạn chế xảy ra sụt lún. Bởi vì những lý do sau:

Hiện nay, các lớp bê tông sẽ được xếp đá trước rồi dùng xi măng tô lên trên, khiến chất lượng không tốt. Từ đó xuất hiện nhiều lỗ rỗng, tạo ra sụt lún vì đáy móng sẽ chui lên chiếm chỗ trong lớp bê tông đá 4×6.

Nhất là khi tăng lực đột ngột ở cột thì dễ xảy ra hiện tượng lún tức thời vì các viên đá chuyển dịch. Hơn nữa, nếu bên cạnh có một công trình khác đang thi công thì có thể gây ảnh hưởng đến lớp bê tông lót nền này.

Nhiều người vì chọn đá 4×6 làm lớp lót móng không những gây khó khăn khi thi công mà còn không đem lại hiệu quả kinh tế và làm chất lượng công trình bị giảm sút. Vậy nên tốt nhất là từ đầu nên chọn bê tông lót đá 1×2.

Lớp bê tông bảo vệ móng và cổ cột

Móng và cổ cột là phần ngầm của công trình, sau khi thi công thì lấp đất ngay, đất ẩm nên rất khó kiểm tra bằng mắt và các dụng cụ thử nghiệm.

Đáy móng thường nằm dưới mực nước ngầm nên khi thi công bê tông khó đạt được yêu cầu kỹ thuật.

Cổ cột cũng luôn ở trong môi trường ẩm ướt và đôi khi trong nước ngầm, nước thải có hóa chất ăn mòn tông.

Chúng ta cũng thường ít chú ý tô hồ để bảo vệ cổ cột, nên khoảng 10 năm sau thì lớp mặt ngoài của bê tông có thể bị mục.

Do đó, lớp bê tông bảo vệ rất quan trọng, ta nên chọn chiều dày của lớp bê tông bảo vệ móng >= 7cm và cổ cột là >= 5cm.

Thành phần bê tông lót là gì?

Dùng cát phủ đầu cừ tràm – Một việc làm tai hại

Móng gia cố cừ tràm được sử dụng rất lâu đời và qua thực tế nhiều công trình tuổi thọ trên 50 năm. Hiện nay, có giải pháp đóng xong cừ tràm thì phủ lên 1 lớp cát dày 10cm, có người lót lớp cát dày 20cm hay hơn nữa. Công việc này có thể gây lún cho công trình vì:

  • Dưới áp lực đáy móng, cát có thể chui xuống bùn bên dưới hay chui vào lớp bê tông lót có độ rỗng bên trên.
  • Do dòng chảy, cát có thể dịch chuyển.
  • Do công trình lân cận đào móng, lớp cát phủ đầu cừ tràm này có thể bị sụp lở.
  • Chiều dày lớp cát đệm thi công không đều nhau có thể tạo lún không đều.

Ngoài ra việc phủ cát là móng không liên kết với khối cừ tràm, nên có độ cứng nền-móng bị giảm yếu, do đó có thể bị rung động khi xe chạy bên cạnh. Mặt khác do ảnh hưởng của lực xung động, lớp cát đệm đầu cừ tràm có thể bị chảy làm gia tăng độ lún và sự rung động công trình.

Vậy thì nhất thiết phải đặt đầu cừ tràm lớp bê tông lót, để lực đứng và lực ngang truyền từ móng sang khối cừ tràm, để móng và cừ tràm tạo thành 1 khối chịu lực, không được có lớp cát ở trung gian.

Thế nhưng nếu đổ đá 1×2 thì cũng cần phải có lớp cát đệm lót móng để tránh bê tông tiếp xúc trực tiếp với đất vậy có khác nào dùng đá 4×6. Vì vậy theo một số đơn vị chuyên thi công nền móng cho biết, nếu đã là bê tông lót móng thì nên dùng đá 4×6 vì các lý do sau:
Độ cứng đá 4×6 lớn hơn đá 1×2 thích hợp làm lớp bê tông lót móng

Việc dùng đá 4×6 không tạo lỗ rỗng như một số người nói vì nếu kỹ thuật thi công tốt, đúng quy định vữa xi măng sẽ len lỏi vào các khe đá 4×6 tạo nên một độ cứng tuyệt vời ngoài mục đích là lót móng.

Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã hiểu rõ hơn về đổ bê tông lót móng và cung cấp thêm những thông tin bổ ích trong quá trình thi công xây dựng công trình đảm bảo đúng tiến độ, an toàn và chất lượng.

The post Thi công đổ bê tông lót móng bảo vệ mọi công trình appeared first on Cửu vạn chuyên nghiệp.



from Cửu vạn chuyên nghiệphttps://cuuvan.vn/wp-content/uploads/2020/04/be-tong-lot-mong-1.jpg https://ift.tt/3bN7VKx
via IFTTT

Cơi nới căn hộ và cải tạo nhà ở tại Hà Nội

Căn hộ dần xuống cấp sau nhiều năm sử dụng, khiến không gian và diện tích sử dụng bị thu hẹp. Với vật giá ngày một tăng cao, chi phí xây mới là rất tốn kém. Do đó, việc cơi nới căn hộ, cải tạo nhà ở là giải pháp hiệu quả nhất.
Dịch vụ cải tạo nhà cũ, nhà cấp 4
Sửa chữa nhà năm 2020 uy tín, tận tình nhất Hà Nội
cơi nới căn hộ và cải tạo nhà ở

Các hình thức cơi nới căn hộ và cải tạo nhà ở

Một ngôi nhà thông thường sẽ có tuổi thọ tối đa khoảng 40-50 năm, tuy nhiên trung bình sau 15-20 năm sử dụng nó sẽ có xu hướng xuống cấp như dột khi có mưa, phai màu sơn, xuất hiện các vết nứt chân chim trên tường, hoặc kiểu dáng của nó không còn phù hợp với thời điểm hiện tại.
Các hình thức cơi nới căn hộ, cải tạo nhà thường gặp như: Sửa chữa nhà xuống cấp, sửa chữa lại nội thất, sửa chữa ngoại thất, nâng cấp, xây dựng thêm tầng, tăng thêm diện tích nhà và sửa chữa lại nhà mới trước khi sử dụng.
Có 2 phương án để thực hiện tăng diện tích nhà ở là nâng cao và mở rộng. Đối với phương án mở rộng để tăng diện tích thì điều kiện đầu tiên là phải có diện tích trống và phải xem xét thật kỹ bố cục căn nhà trước khi tiến hành mở rộng.
Phương án nâng cao nhằm tăng diện tích như thêm tầng thường gặp và phổ biến ở các nhà mặt phố không có diện tích.
Ngoài ra, việc xây thêm tầng sẽ tốn chi phí hơn là cơi nới vì chi phí bỏ ra nhiều hơn từ vật liệu, công cho thợ xây dựng và chi phí xin giấy phép của cơ quan để xây thêm tầng.
Những lưu ý khi cơi nới căn hộ, cải tạo nhà ở

Những lưu ý khi cơi nới căn hộ, cải tạo nhà ở

Cơi nới căn hộ, cải tạo nhà là hạng mục khó trong xây dựng, đòi hỏi sự am hiểu cũng như kỹ thuật và tay nghề của các kiến trúc sư và người thi công vì nó liên quan đến cấu trúc của ngôi nhà sau này, để đảm bảo được sự an toàn của gia chủ.
Cơi nới căn hộ, cải tạo nhà không chỉ tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà mà còn đảm bảo cho cuộc sống của gia đình bạn.
Trước khi tiến hành cơi nới cải tạo phải khảo sát kỹ công trình cần cơi nới cải tạo, nắm rõ cấu trúc cũng như thiết kế của ngôi nhà để đưa ra phương án phù hợp nhất cho chủ nhà và giúp tiết kiệm được chi phí.
Khâu chuẩn bị trước khi cải tạo, cơi nới thật sự cần thiết, bạn cần có sự tư vấn của các kỹ sư chuyên nghiệp, có kinh nghiệm lâu năm. Công tác chuẩn bị giúp cho chủ nhà có thể dự trù được chi phí, nắm bắt được chi phí phát sinh trong quá trình cơi nới, cải tạo nhà.
Thứ nhất là chuẩn bị tài chính và kinh phí cơi nới, cải tạo nhà, đây là điều quan trọng nhất.
Thứ hai là xem xét và lựa chọn đơn vị thi công có kinh nghiệm và chuyên môn. Đơn vị thi công là người cơi nới cải tạo nhà của bạn do vậy khi lựa chọn nhà thầu bạn cần tìm hiểu kỹ.
Thứ ba là phải chắc chắn phần cải tạo cơi nới sẽ phù hợp và đồng bộ với phần còn lại của ngôi nhà. Khi tu sửa cải tạo nhà sẽ giúp ngôi nhà trông mới mẻ hơn nhưng thiết kế mới này cũng phải có gắn kết với thiết kế chung của ngôi nhà. Nếu không hòa nhập, ăn khớp với nhau, ngôi nhà sẽ rất mất thẩm mỹ và “dị” làm cho ngôi nhà của bạn xấu đi.
Thứ tư là một vài lời khuyên phong thủy cho bạn khi cơi nới cải tạo nhà. Khi tu sửa lại ngôi nhà của mình có thể vô tình bạn mắc phải những lỗi phong thủy làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn sau khi cải tạo lại nhà. Vì thế khi cơi nới cải tạo lại nhà ở bạn cũng cần chú ý tới vấn đề mang tính tâm linh này. Nhằm tránh những rủi ro không đáng có, đảm bảo cho gia đình bạn.

Quy trình thi công cơi nới căn hộ và cải tạo nhà ở

Bước 1: Tiếp nhận thông tin từ khách hàng, tư vấn và đặt lịch hẹn cụ thể.
Bước 2: Khảo sát công trình.
Khảo sát công trình với lịch đã hẹn trước, chúng tôi sẽ tới trực tiếp công trình của quý khách khảo sát hiện trạng, tư vấn. Sau đó, đưa ra phương án cải tạo sửa chữa, lựa chọn vật liệu cho phù hợp.
Quy trình thi công cơi nới căn hộ và cải tạo nhà ở
Bước 3: Thiết kế, lập dự toán và báo giá công trình.
Cụ thể hóa phương án: Bộ phận kiến trúc sư, kỹ sư lên phương án thiết kế công trình, lập dự toán và báo giá tới khách hàng phê duyệt.
Bước 4: Thương thảo và ký kết hợp đồng.
Ký hợp đồng thi công (nếu khách hàng chấp thuận báo giá). Phương án thi công, dự toán được phê duyệt sẽ được cụ thể hóa bằng hợp đồng thi công.
Bước 5: Thực hiện hợp đồng.
Thi công căn cứ theo hợp đồng, chúng tôi sẽ tiến hành thi công theo kế hoạch như trong hợp đồng đã ký kết. Các hạng mục phát sinh ( nếu có) sẽ được thông báo và thỏa thuận cho quý khách cụ thể.
Bước 6: Nghiệm thu và bàn giao công trình
Sau khi hoàn thành công trình, Chúng tôi sẽ tiến hành nghiệm thu công trình và bàn giao cho quý khách.
Bước 7: Thanh lý hợp đồng và bảo hành công trình
Thanh lý hợp đồng với khách hàng, bảo hành các hạng mục thi công.
Cơi nới và cải tạo nhà cửa là giải pháp tối ưu cho bạn giúp bạn tiết kiệm được chi phí mà vẫn có một không gian mới mẻ.
Hy vọng những kinh nghiệm khi cơi nới căn hộ và cải tạo nhà ở được chia sẻ trên đây đã phần nào giúp bạn có thêm thông tin để chuẩn bị kế hoạch kỹ lưỡng trước khi tiến hành cải tạo nhà cửa. Đây là thông tin thực sự cần thiết cho những ai đang có nhu cầu cải tạo nhà ở.

Danh sách bài viết về Cuuvan.vn


The post Cơi nới căn hộ và cải tạo nhà ở tại Hà Nội appeared first on Cửu vạn chuyên nghiệp.


from Cửu vạn chuyên nghiệphttps://cuuvan.vn/wp-content/uploads/2020/03/cai-tao-nha-1.jpg https://ift.tt/3dtOCHJ
via IFTTT




SĐT: 0982 936 445 - 0946 587 666
Email: sales.bdsnamviet@gmail.com

 
  • chung cư The Golden An Khánh